Sám hối, quay đầu là bờ
Giảng vào ngày 4-12-2013
Cúi đầu lạy trước Bửu đài
Con nguyện từ nay sám hối
Vô minh khi làm khi nói
Khi nghĩ quen thói hung hăng
Thân tâm thường hay lăng xăng
Không biết ăn năn sám hối
Chịu khổ trần lao sớm tối
Cuộc đời cứ rối như tơ.
Tam Bảo không biết tôn thờ
Hiện tại cứ mơ cứ mộng
Sinh mạng đã không gìn giữ
Tham lam đường dữ đã quen
Luật nhân quả mắc vào trả vay
Lòng tham lam tính bảy lo ba.
Để nuôi thân mưu kia kế nọ
Làm cho người đau đớn than van
Người tiết hạnh không biết gìn giữ
Mang tiếng đời trụy lạc chơi bời
Lời giả dối vọng ngữ ngoài môi
Lời chia rẽ hai lòng phân biệt
Lạm dụng rượu chất say độc hại
Ham ngủ ăn say sưa đêm ngày
Loạn tâm trí mòn hao thân xác
Lòng hay sân nóng giận không chừng
Tham của người mong sang chiếm đoạt
Tâm si mê không thông chính tà
Chẳng biết tin Phật pháp cao xa
Thật vi diệu bao la trên đời.
Nếu như con cố ý phạm lời
Nếu như con quên lời dạy bảo
Nếu như con xúi kẻ bạo tàn
Nếu như con lòng vui làm ác
Nếu như con lầm lỗi lâu dài
|
Từ kiếp trước hằng hà sa số
Kiếp hiện tại miệt mài lắm phen
Vì tà kiến con đường đã quen
Khinh Tam Bảo lòng bèn chẳng tin
Phạm đoạn kiến tội tình sâu nặng
Phạm thường kiến tội cũng chất đầy
Tội con nhiều chồng chất xưa nay
Vì ngu dốt không hay không rõ
Con tối tăm khờ dại đã lâu
Để hoàn cảnh lôi kéo mịt mờ
Tội con nhiều lớn lao không xiết
Từ kiếp xưa cho đến kiếp này
Con xin nguyện sám hối từ đây
Cầu Tam Bảo đức dày độ cho
Tội con xưa dù nhỏ hay to
Con nguyện bỏ không cho sai phạm
Tâm con lành dốc trí dồi trau
Quy y Phật quay về đường chính
Quy y Pháp vượt thoát cơn mê
Quy y Tăng thảnh thơi mọi bề
Mọi việc đời con xin dứt bỏ
Mọi danh lợi buộc ràng không ham
Gieo căn lành con tập công phu
Là người tu con nguyên giữ hạnh
Thoát hồng trần độ lấy bản thân
Giúp quyến thuộc người người bớt khổ
Cũng từ đây con xin hồi hướng
Các chúng sinh ba giới bốn loài
Trong mười phương tổ tiên quyến thuộc
Tất cả đều thọ hưởng lãnh chung
Thoát nạn tai hết vòng tội lỗi.
Nguyện tăng chúng đạt thành
thánh quả
Nguyện Phật Pháp thịnh hành thế gian.
|
Mình nên học thuộc bài kệ này để thực tập. Bài kệ được thiết kế
dựa trên nội dung bài kệ Sám Hối của Phật giáo Nam Tông. Truyền thống
Bắc tông cũng có nhiều những bài Sám Hối như: Sám Sáu Căn, Ba Nghiệp,
Sám Pháp Địa Xúc, Từ Bi Thủy Sám…
Có một hạnh gọi là hạnh báo oán. Khi nghiệp xấu trổ ra vì
biết do tiền kiếp mình đã gây điều chẳng lành nên không than thân trách
phận. Kham nhẫn được nên gọi là hạnh báo oán. Có một số người khó
sống với ba hoặc mẹ của mình. Mình trò chuyện với mẹ dễ, trò
chuyện với ba thì khó. Mẹ sống theo tình cảm nên người mẹ gần gũi con
cái hơn, dễ dàng cho mình bày tỏ. Ba là đàn ông, thường quyết định
theo lý trí, giấu tình cảm bên trong, ít thổ lộ ra bên ngoài. Để có
tôn ti trật tự trong gia đình, người làm ba hay quyết định theo lý trí
nhiều hơn. Họ âm thầm quan sát con cái từ xa, nên mình có cảm tưởng
người cha ít thương mình hơn mẹ, cảm tưởng khó gần gũi. Nếu suy nghĩ
được như vậy thì mình sẽ không xa cách ba. Có người học trò trường
Kent nói với tôi là:
Ba của em chưa bao giờ khen em
một lời mà thường la rầy.
Tôi mới chia sẻ là:
Tại sao ba mình la rầy? Tại
vì ba muốn cho mình tốt thôi và ba sợ mình kiêu ngạo nên ít khen. Có
thể ba chưa biết nói ái ngữ vì đã quen nói nhát gừng, hay đã từng
bị ông nội nói nhát gừng nên ba học điều đó, dùng điều đó dạy cho
mình.
Mình có thể học được điều này từ ba. Nếu nói nhát gừng với người
khác thì người đó đau khổ, nên khi có con cái, học trò, đệ tử thì
mình sẽ không nói lời nhát gừng nữa. Hành xử của ba là bài học cho
mình chứ không phải là nhìn vào hành xử của ba mà phán xét. Mình
nên hiểu nguyên nhân tại sao người đó chưa nói được lời dễ thương? Đôi
khi sự góc cạnh khiến ta nên người, vì sự dễ dãi khiến người ta
không nên người được. Có trường hợp người cha của mình đi ra ngoài
làm việc gặp một số khó khăn trong công việc không biết bày tỏ cùng
ai, không biết chuyển hóa những lo lắng nên nói năng không được dễ thương. Hiểu
được thì sẽ không trách ba. Mình hãy là người mở lòng ra trước, nói
chuyện với ba bằng lời nhẹ nhàng ái ngữ, chăm sóc ba, tìm hiểu sao
ba lại cáu gắt, khó gần với mình như vậy đồng thời tìm hiểu cách gì
để gần gũi với ba hơn.
Ngày xưa tổ Lâm Tế có sử dụng roi mây, tiếng hét để đánh mắng
đệ tử, nhưng không phải không có tình thương. Người ta nói “Thương cho roi cho vọt” là vậy. Tuy
nhiên cầu này ngày nay không có phù hợp. Đem ra áp dụng với con nít là phạm
tội ngược đãi trẻ em. Không biết là Thầy có nên sắm cái roi mây để
đánh đòn học trò không? Ví dụ học trò làm biếng không có thực tập
thì thầy sẽ đánh đòn…. Nhưng mà đánh đòn mà đau, đau ở trong lòng. Có
điều kiện tu tập thì tu cho đàng hoàng, như khát nước mà trên đường
không có nơi nào bán nước, mình chỉ muốn chạy tức tốc về nhà và
rót một ly nước thật đầy rồi uống ừng ực cho đã khát. Cũng như thế
đã bao nhiêu số kiếp đói khát tình thương mình không tu tập gì hết mà
tự nhiên hôm nay gặp được thuận duyên tu tập thì hãy tu cho đã, đừng
tu sơ sơ, hời hợt vì sẽ rất uổng thời gian. Thời gian để tu không phải để
hưởng thụ.
Có cậu bé kia được đem lên tu viện trên núi để tu. Trụ trì dạy
cậu rằng xung quanh đây cọp rất nhiều, cậu đi đâu phải có thầy đi cùng
nếu không sẽ bị cọp bắt và ăn thịt. Thầy dặn là vậy nhưng cậu chưa
thấy cọp bao giờ. Ngày nọ khi đã trưởng thành, lần đầu tiên sư phụ dẫn
đệ tử xuống núi, đi ngang một ngôi làng cậu thấy cái con gì ngồi bên
khung cửa dệt vải. Cậu hỏi:
Con kia là con gì mà nó dễ
thương vậy sư phụ?
Sư phụ trả lời:
Con cọp đó con, con phải
tránh xa nó ra, không nó bắt con mần thịt.
Vài ngày sau trở về núi, chàng trai không ngủ được mới chạy
lên sư phụ trình bày:
Sư phụ ơi sao con nhớ con cọp ấy
quá!
Trong đời sống có những thứ gặm nhấm thân tâm mình. Con cọp
không chỉ là cô thiếu nữ, mà còn có tiền tài, danh vọng, sự nghiệp…
Con đường mình muốn đi cũng đều có thể là con cọp khiến mình thất
điên bát đảo, mất ăn mất ngủ, thân tâm héo mòn. Hãy cứ tự nhiên, khi
duyên tới thì tự nó tới còn khi duyên chưa tới mình làm đủ thứ trò cũng
không tới được. Tùy duyên mà làm. Thỉnh thoảng cần sửa lại duyên, vì
có những duyên làm cho mình xa rời sự thực tập.
Cúi đầu lạy trước Bửu đài.
Con nguyện từ nay sám hối
Vô mình khi làm khi nói
Khi nghĩ quen thói hung hăng.
Con nguyện từ nay sám hối
Vô mình khi làm khi nói
Khi nghĩ quen thói hung hăng.
Sám hối, mình đừng mặc cảm hay mắc cỡ, hãy tiến thẳng tới thầy
hay bạn đồng tu để quỳ xuống:
Này bạn đồng tu ơi, xin anh
hãy cho tôi sám hối. Xin hãy lắng nghe tôi, hãy chấp nhận sự sám hối
của tôi để tôi có thể thanh tịnh trở lại.
Không như vậy, mình sẽ bị dằn vặt, ăn không ngon ngủ không yên.
Hành động tạo nghiệp của thân, nói tạo khẩu nghiệp, suy nghĩ tạo
ý nghiệp. Ý nghiệp sẽ dẫn tới khẩu nghiệp và dẫn tới hành nghiệp
hay thân nghiệp. Tác ý mà dẫn tới hành động thì nghiệp được tạo ra
rất nặng. Không sám hối, không làm mới, không chấm dứt con đường phạm giới
thì nghiệp càng sâu dày hơn. Nghiệp bất thiện trổ ra thì mình trở tay
không kịp. Như một người ngủ say và cơn lũ ập tới không kịp thoát thân,
nói chi là việc đem theo người thân, của cải tiền bạc.
Sám hối là sám hối ba nghiệp thân, khẩu, ý. Thực tập lạy ở
chùa Từ Quang, tôi thường lạy chín lạy. Lạy thứ nhất là con về nương
tựa Phật, lạy thứ hai là con về nương tựa Pháp, lạy thứ ba là con
về nương tựa Tăng. Lạy thứ tư là con nguyện sám hối sáu căn: mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý. Lạy thứ năm con nguyện sám hối ba nghiệp thân, miệng,
ý. Lạy thứ sáu con nguyện sám hối sáu tâm bất thiện: tham, sân, si,
mạn, nghi, kiến. Lạy thứ bảy con xin học theo các hạnh của chư Phật. Lạy
thứ tám con xin học theo các hạnh của chư Phật Độc Giác, chư Bồ Tát.
Lạy thứ chín là con xin học theo các hạnh của chư vị A La Hán. Có rất
nhiều bài để thực tập và mình phải lật đi lật lại những bài đó. Sự
thực tập chưa bao giờ đủ và mình phải sám hối liên tục. Ngay cả các
vị cao tăng, các vị thầy, hay vua Trần Nhân Tông ngày xưa sám hối tới sáu
thời. Ở chùa Từ Quang, sám hối đại chúng thường diễn ra hai tuần một lần. Cho
rằng từ trước tới giờ tôi có làm gì sai đâu mà sám hối làm chi là
không đúng. Còn mang thân người nghĩa là đang phải trả nghiệp, nên phải
tiếp tục sám hối. Mình đâu biết hết được những chuyện đã và đang xảy
ra.
Ngày hôm qua tôi thấy một cô gái bị tai nạn xe, trầy trụa khắp người.
Nhìn cô rất sợ hãi, thần sắc biến mất hết. Mình không biết chuyện
gì sẽ xảy ra, phải nhân cơ hội còn sống đây, đừng có phiền não gì
nữa mà hãy dành thì giờ biết thực tập, biết sám hối, biết làm mới.
Thân tâm thường hay lăng xăng
Không biết ăn năn sám hối
Chịu khổ trần lao sớm tối
Cuộc đời cứ rối như tơ.
Không biết ăn năn sám hối
Chịu khổ trần lao sớm tối
Cuộc đời cứ rối như tơ.
Lăng xăng là tình trạng trạo cử, giao động, bất an, không yên.
Trạo cử là một trong năm triền cái, một trong những chướng ngại khi
hành thiền. Sở dĩ mình không hành thiền được hay không giữ được
chánh niệm trong đời sống thường ngày là vì mình bị trạo cử chiếm
hữu, tâm mình tán loạn hết nghĩ chuyện này tới suy nghĩ chuyện kia,
tâm không dừng lại được, đó là nghiệp.
Có một số người tự hào mình là một người bận rộn, xây đắp
thương hiệu người bận rộn và không có thì giờ để nghỉ ngơi thư giãn,
thực tập thiền, thực tập thảnh thơi. Đó là cái nghiệp khiến họ ôm
đồm mọi thứ, chạy chỗ này chạy chỗ kia. Trong người bận rôn có một
con cóc. Bắt con cóc bỏ vào cái dĩa thì con cóc không chịu ngồi yên và
nhảy ra ngoài. Ngồi thiền thì tâm không ở với thân, mình muốn vượt
biên ra khỏi thân thể trong khi thân là đường biên giới, là vòng kim cô
bảo hộ. Không để tâm an trú ở thân nên khi phóng tâm đi thì ma nhập
vào thân và mình bị phiền não, đây là ma phiền não. Thời đại ngày nay
có ma stress. Sở dĩ mình bị căng thẳng cũng vì tâm đi vắng. Đôi khi phải
sám hối cho nghiệp lăng xăng.
Môn thể thao săn bắn, lấy việc giết hại động vật làm trò vui
nghĩa là phạm giới sát sinh nhưng sau đó không chịu sám hối, cho tới
tuổi nào đó bệnh trổ ra mình không biết sao lại bệnh, hồi nào tới giờ
mình ăn ở đàng hoàng hiền lành sao chưa già bệnh lại trổ ra. Không có
ai hoàn hảo nên phải sám hối liên tục. Sám hối không phải là sạch
nghiệp. Sám hối giúp thanh tịnh trở lại để mình có thể sửa đổi
làm mới, không còn mặc cảm vì những nghiệp xấu nữa. Sám hối rồi vẫn
trả nghiệp như thường. Tuy nhiên khi thành tâm làm mới thì nghiệp
thiện trổ ra và nếu nghiệp thiện biểu hiện dày đặc thì nó sẽ lấn át
những nghiệp bất thiện khiến nghiệp bất thiện được chuyển hóa đi. Trường
hợp nghiệp thiện chưa đủ dày đặc, mình vẫn phải trả nghiệp bất thiện thì
việc trả quả sẽ nhẹ đi và nếu có phải trả nặng nề thì mình vẫn có
phương pháp giải quyết.
Do không biết ăn năn sám hối nên chịu khổ từ sáng tới chiều. Cả
ngày làm việc cực nhọc, buổi tối lại tiếp tục trì triết thân tâm:
hờn ghét, ghen tuông, nhớ nhung đủ thứ. Đáng lẽ buổi tối mình dành
thời gian thư giãn, tụng kinh, thực tập thiền thì sẽ ích lợi hơn, đằng
này mình lại làm cho thân tâm thêm bị dày xéo. Cuộc đời mình khổ quá, do cứ
luân hồi trong cái khổ. Luân hồi là luân hồi khổ đau, không phải là luân
hồi kiếp sống. Khổ đau mãi cho đến ngày tìm thầy thì thầy đã không còn nữa,
nên hãy thực tập để có thể nương tựa
chính mình. Mình không nương tựa đối tượng nào cả mà hãy nương tựa
chính mình.
Ví dụ mình nói: Con về nương tựa
Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời. Đức Phật là
người đưa đường chỉ lối, vấn đề là mình phải tự thắp đuốc lên mà
đi. Đức Phật, thầy hay bạn đồng tu chỉ là người mớm nhân duyên cho
mình và mình phải là người tạo ra nhân duyên. Nếu thầy thực tập thì
thầy sẽ có bình an và giải thoát, thầy thực tập không thể giải
thoát cho bạn A, bạn B, bạn C được. Liên đới vậy đâu có ai tu nữa, chỉ
cần nhờ đức Phật tu giùm rồi tất cả mọi người đều giải thoát, như
thế không đúng. Nói tới khổ đau thì phải
có hạnh phúc, hạnh phúc cũng là thứ luân hồi vì mình biết đầu tư cho
hạnh phúc. Đầu tư cho khổ đau nên mình khổ thôi.
Hồi chiều tôi có nói chuyện với một người, tôi có hỏi:
Hồi nào giờ con có tụng
giới hay không?
Anh ấy nói rằng:
Dạ có Thầy, con có tụng
giới.
Tôi nói tiếp:
Nếu tụng xong thấy phạm giới
nào thì mình thực tập sám hối, mà nếu thấy không có phạm giới nào
thì vẫn nên sám hối.
Anh ấy nói lại rằng:
Con thấy hồi nào tới giờ con
không có phạm giới, cho nên không cần phải sám hối.
Mình đâu có biết hết được! Tâm khởi lên ái dục là đã có tham
dục trong đó. Không có nhận ra rồi bị nó kéo đi là đã có ý nghiệp. Phải
thực tập sám hối là vậy. Chấp vào sự trong sạch của mình nên không
nhìn ra được nguồn cơn. Đôi khi thấy mình chẳng có vẻ gì là phạm
giới cả nhưng vẫn phải sám hối. Không sám hối là cũng tạo nghiệp.
Tam bảo không biết tôn thờ
Hiện tại cứ mơ cứ mộng
Sinh mạng đã không gìn giữ
Tham lam đường dữ đã quen.
Hiện tại cứ mơ cứ mộng
Sinh mạng đã không gìn giữ
Tham lam đường dữ đã quen.
Một trong những tội lớn là phỉ báng Tam Bảo. Làm sao biết trong
kiếp nào mình đã từng phỉ báng. Với người đã phạm giới này trong
kiếp trước, kiếp này sẽ bị ngọng nghịu, nói không ai tin, bị câm, hay
suy nghĩ có thể rất hay rất tốt nhưng lại không có khả năng truyền đạt. Học
vị tiến sỹ, kiến thức rất cao nhưng không có khả năng truyền đạt,
nói không ai hiểu.
Tam Bảo là ngôi cao nhất. Thờ ông bà, tổ tiên mình thường để phía
dưới ngôi Tam Bảo. Tổ tiên dù có được tôn thờ cách mấy mà tổ tiên
không lo tu thì tổ tiên vẫn bị đọa vào đường ác như thường, cho nên
luôn thờ Tam Bảo ở ngôi cao nhất là vì vậy. Kiếp sống này mình may
mắn gặp Tam Bảo mà không lo tu thì rất uổng. Đức Phật có dạy rằng:
Sinh ra làm người là khó, gặp đời có Phật là khó, gặp đời có Phật
mà biết tu là khó, tu mà thành đạo là khó hơn nữa… Dấn thân vào con
đường thực tập Tam Bảo, phải biết rằng mình rất may mắn, may mắn hơn
tất cả những người khác, hãy tận dụng sự may mắn của mình.
Chúng sinh thường không sống trong hiện tại, bị tương lai lôi kéo, bị
thất niệm. Thất niệm là một tâm bất thiện, đã bất thiện thì phải
sám hối. Đang ngồi đây mà lo mai mốt đi nghĩa vụ có cực quá không,
lăn lê bò trườn lết, ăn uống cơ cực, thức khuya dậy sớm, nhan sắc tán
loạn… người miền nam gọi là bị bắt vô bốt. Mình ngồi đó lo, không
chú tâm lời thầy giảng, không nghe mẹ nói chuyện, không nghe lời bà
nội kể… để tâm rong ruổi và để những bất tịnh thâm nhập. Cho tâm về với
thân, tâm thôi mơ mộng. Sống sâu sắc trong hiện tại thì phải hành thiền thông
qua hơi thở, là chiếc cầu nối giữa thân và tâm.
Làm tổn hại tới sinh mạng của bản thân, của muôn loài nghĩa là mình
đã không bảo vệ sinh mạng của chính mình. Trong khoảng đời nào đó
mình đã giết hại sinh mạng con người, loài khác hoặc tàn phá môi
trường. Những việc này ảnh hưởng tới mình rất nhiều. Tại sao khi một
tên cướp giết một mạng người phải trả giá rất nhiều kiếp, tới hàng
triệu. Vì người bị giết mang trong cơ thể hằng hà sa số yếu tố của
ba mẹ, ông bà, cho nên khi giết người đó chính là giết hằng hà sa số
ba mẹ, ông bà, tổ tiên trong họ. Người này nếu là trụ cột chính trong
gia đình thì nghiệp mình gây ra sẽ càng nặng nề hơn nữa. Ví dụ,
người bị hại có vợ, mẹ già, ba đứa con nhỏ. Trụ cột mất đi vô hình
chung những người thân lâm tới đường cùng. Ba đứa nhỏ khốn khó không
được chăm sóc dạy dỗ đàng hoàng có thể lâm vào con đường trộm cướp
giết người. Không biết trong quá khứ mình đã giết hại ai rồi nên mình
phải gìn giữ gới không sát, tiếp tục sám hối từ vô thủy cho tới hiện
tại.
Tính tham lam của mình còn nguyên si, chưa được chuyển hóa. Tham
không chỉ là tham dục mà còn tham tu. Tham tu không phải là tu nhiều
mà chứng minh cho người kia biết là mình đang tu, chứng minh cho người
khác là mình tu giỏi. Rơi vào con đường tăng thượng mạn thì chưa có
thể đi tới dòng thứ hai. Bậc thánh thứ hai là Tư đà hàm thì sáu tâm
độc phải giảm tới 80%, tham chỉ còn 20% thôi.
Luật nhân quả mắc vào vay trả
Lòng tham lam tính bảy lo ba
Để nuôi thân mưu kia kế nọ
Làm cho người đau đớn than van
Lòng tham lam tính bảy lo ba
Để nuôi thân mưu kia kế nọ
Làm cho người đau đớn than van
Cuộc đời có trả có vay. Khi đọc bài này trong cuốn “Chat” với
thế giới bên kia mình biết rằng mình đã đang vay rất nhiều. Khi ngồi
đây nói chuyện chia sẻ Phật pháp là đang vay nhà máy điện nên phải trả tiền
điện. Mình phải vay cái máy vi tính, vay tài nguyên của đất để làm
nên bo mạch. Co thể trả bằng cách siêng năng bảo vệ môi trường. Thân này
vay từ ba mẹ, đất mẹ lại tiếp tục nuôi thân này nên mình phải trả
lại cho đất mẹ thứ gì đó.
Mọi thứ đều được lấy từ đất mẹ, hình hài này, làn môi ánh mắt nàycũng
như thế … Có nhiều cách trả nhưng cách trả hay nhất là sự tu tập. Mình
giữ giới, trong đó có giới bảo vệ môi trường. Con nguyện thực tập bảo vệ sinh mạng của con bằng cách không
giết hại bản thân, của đồng loại, muôn loài và kể cả môi trường..
Nhân quả không phải là một luật do đức Phật chế ra mà là luật tự
nhiên của vũ trụ như khi ăn vào thì phải cho đi ra vậy. Muốn hiểu sâu
hơn về nhân quả thì nên đọc cuốn Hạt Mưa Bay Lên, có những điều mới
mẻ.
Ví dụ như nhân quả nhãn tiền và dị thục. Nhãn tiền là mình
làm xong và phải trả quả liền, còn dị thục thì đời sau mới trả. Có
người nói rằng tại sao tôi ở hiền mà không gặp lành là vì đời sống
trước không đủ dài để trả nợ xấu nên nợ cũ phải cấn qua đời này.
Hay người làm chuyện ác mà chưa bị gì hết vì nghiệp thiện của họ
chưa hết, nhưng khi hết rồi thì nghiệp xấu trổ ra không kịp trở tay.
Ngay trái đất này cũng bị chi phối bởi luật nhân quả.
Lòng tham lam tính bảy lo ba. Để nuôi thân và do không có ai chỉ dạy nên mình bị kẹt vào tà
mạng. Chánh mạng là tôn trọng quyền tư hữu, là giới thứ hai trong năm
giới cư sĩ cập nhật. Con nguyện tôn
trọng quyền tư hữu bằng cách không trộm cướp, không cưỡng ép, không cậy
thế ủy quyền, không tích trữ đầu cơ, không làm giàu bất chính bằng
bất công xã hội hay mồ hôi nước mắt của người khác. Sở dĩ mình
phạm giới thứ hai bởi vì tham. Bất động sản đóng băng vì tham mà ra.
Mình có quyền làm giàu nhưng làm giàu phải giữ giới có nghĩa là
phải tôn trọng quyền tư hữu của người khác, giữ được sinh mạng của
muôn loài…
Làm giàu bằng cách giết hại sinh vật, bằng cách đi trộm chó
rồi bán lại cho đầu lậu chuyên giết chó để xẻ thịt cho quán nhậu,
thì đó không phải là chánh mạng. Chánh mạng là làm nghề lành, giúp
cho mình tối thiểu giữ cho được năm giới cư sĩ. Tại sao có người vẫn
làm giàu chân chính được?
Khi mình làm giàu thì sẽ có một thành phần trong xã hội mất đi
một khoảng tài sản nào đó và để có thể duy trì được sự giàu có
thì mình phải làm từ thiện. Làm từ thiện không phải khiến cho người
khác mang ơn mình mà chỉ là trả lại những thứ mà người khác đã
đóng góp cho mình mà thôi. Không có cái gọi là làm từ thiện. Nó chỉ
là một tiến trình nhân duyên, trong đó không có ai gọi là bố thí và
không có ai là người nhận bố thí cả.
Người tiết hạnh không biết gìn giữ
Mang tiếng đời trụy lạc chơi bời
Lời giả dối vọng ngữ ngoài môi
Lời chia rẽ hai lòng phân biệt
Mang tiếng đời trụy lạc chơi bời
Lời giả dối vọng ngữ ngoài môi
Lời chia rẽ hai lòng phân biệt
Đây chính là đoạn bắt đầu sám hối năm giới. Tội hiếp dâm là một
trong những tội rất nặng vì xâm
phạm tiết hạnh người khác. Bên Ấn Độ có vụ án xử hiếp dâm tập
thể, bị chung thân nhưng đó là tòa án thân thôi, còn tòa án lương tâm
phải trả nhiều kiếp. Cô gái bị nạn kia là người có oan trái với những
người xâm hại thì mới bị như vậy. Tuy nhiên những người xâm hại cô lại
tiếp tục tạo ra nghiệp mới và chắc chắn trong tương lai lại tiếp tục
bị trả nghiệp. Thân của họ có thể bị bầm dập, bị khinh rẻ... Muốn
giữ tiết hạnh của người khác và của mình thì phải điều tiết cho
được tâm. Cách sám hối hay nhất là đem tâm ra sám.
Mang tiếng đời trụy lạc chơi
bời. Mình sám hối nghiệp tà dâm và nghiệp bảo
vệ và nuôi dưỡng thân tâm. Có những người uống rượu bia hút chích và
sử dụng sản phẩm độc hại. Vừa rồi có cuộc thi uống bia, uống 20
lít trong vòng 5, 6 phút, uống xong thì có người đột tử. Mình làm trò
giải trí nhưng phạm giới mà không biết. Uống bia thi, câu cá thể thao…
mình không đủ phước báu để thoát khỏi hoàn cảnh đó.
Lời giả dối vọng ngữ ngoài
môi. Sám hối giới tôn trọng sự thật.
Lời chia rẽ hai lòng phân
biệt là sám hối giới nói lời ái ngữ.
Lạm dụng rượu chất say độc
hại
Ham ngủ ăn say sưa đêm ngày
Loạn tâm trí mòn hao thân xác
Lòng hay sân nóng giận không
chừng. Mình sám hối giới bảo vệ và nuôi dưỡng thân
tâm và tâm sân.
Ham của người mong sanh chiếm
đoạt . Sám hối tâm tham.
Tâm si mệ không thông chánh tà. Sám hối tâm si. Câu cá mà mình cho là thể thao giải trí thì
đó là tâm si hay ở bên này phóng sinh mà ở bên kia câu cá và mình
cầu rằng bên kia cứ phóng sinh để bên này tôi câu tiếp, tâm si đưa mình
đi đến những suy nghĩ và hành động như vậy.
Chẳng biết tin phật pháp cao xa
Thật vi diệu bao la trên đời.
Thật vi diệu bao la trên đời.
Khi ngăn cản người khác đi tu hay lên tiếng chỉ trích Phật Pháp
thì mình phải trả nghiệp rất nặng. Có thể sinh ra bị bệnh đao, thân
thể không khỏe mạnh, không có trí tuệ sáng suốt, bị bệnh thần kinh…
Nếu không đi tu thì đừng ngăn cản hay chỉ trích người khác, mình hãy
phát tâm tùy hỷ. Một gia đình có người con đi tu cho dù là tu tại gia
hay trong chùa thì gia đình đó có phước rất lớn. Đức vua Tịnh Phạn
và hoàng hậu Ma Da tích phước rất lớn mới sinh ra được thái tử Sỹ
Đạt Đa tu thành Phật như thế. Trong một gia đình có một đứa con tuyên
bố rằng sẽ đi tu suốt đời thì hãy khởi một tâm hoan hỷ vì gia đình
đó có phước. Còn gia đình không phước là gia đình không có ai đi tu
mà luôn làm bậy. Gia đình có một vị Bồ Tát phát nguyện đi tu, phát
nguyện giữ tâm bồ đề cao rộng thì nơi có người phát tâm như thế sẽ có
chấn động. Chấn động không phải là động đất, sóng thần, núi lửa mà
là năng lượng từ bi và tình thương tỏa ra làm ngây ngất đất trời,
chuyển hóa địa ngục, an bình không gian.
Mình đã dày công bao kiếp thực tập để kiếp này tiếp tục gặp
Phật pháp, phước duyên rất lớn, vậy thì đừng kiêu căng vì phước này
mà hãy tiếp tục đi tiếp để làm cho cội phước mọc lên khỏe mạnh, ra hoa
kết trái. Hoa trái của người tu tập là giải thoát ngay trong kiếp
hiện tại. Hãy học theo hạnh của đức Phật Dược Sư, Phật nguyện rằng:
Dù cho mặt trời mặt trăng có
sập xuống con vẫn nguyện học theo các hạnh Phật.
Phật Thích Ca khi chuẩn bị thiền tọa dưới cội Bồ Đề nguyện rằng:
Nếu con không thành đạo thì
quyết chí không đứng lên.
Mình ngồi có chút xíu tê chân không nổi, bứt dứt khó chịu,
đói bụng, buồn ngủ, chán nản… Mình coi phim bộ mấy chục tập từ năm
này qua năm nọ rồi ngồi khóc với nhân vật trong phim, trong khi niệm
Phật ngồi thiền chút xíu thôi là chịu không nổi. Mình có ý niệm
ngồi thiền là cực hình, niệm Phật là cực hình, không thấy được hạnh
phúc khi ngồi thiền, ngồi niệm Phật. Mình phải tự hào vì đã gặp được
Phật pháp và để cho tự hào này không bị ảo thì phải đi vào thực
tập.
Và tại sao mình lại phải sám hối? Sám hối để chuyển nghiệp và hứa với
lòng từ nay về sau mình không phạm lỗi nữa. Mình đừng nói những câu như “sống để bụng chết mang theo”. Sống đừng
để bụng, phải chuyển cho hết những oan trái, nội kết mình đã gây ra. Đừng chết
mang theo, mang theo nghiệp để rồi trả tiếp hay sao? Mình nên hóa giải chuyển
hóa tất cả cho xong. Xưa tổ Huệ Khả (đệ tử truyền đăng của Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma)
về cuối đời đã thay đổi y phục, thỉnh thoảng mặc áo đời để cho người đời la mắng.
Tổ nói:
Để tôi trả nó xong cho rồi.
Nghĩa là cuộc đời tổ không còn dính mắc gì nữa, trả nghiệp cho xong để
giải thoát cho rồi.
Nếu như con cố ý phạm lời
Nếu như con quên lời dạy bảo
Nếu như con xúi kẻ bạo tàn
Nếu như con lòng vui làm ác
Nếu như con lầm lỗi lâu dài
Từ kiếp trước hằng hà sa số
Kiếp hiện tại miệt mài lắm phen.
Nếu như con quên lời dạy bảo
Nếu như con xúi kẻ bạo tàn
Nếu như con lòng vui làm ác
Nếu như con lầm lỗi lâu dài
Từ kiếp trước hằng hà sa số
Kiếp hiện tại miệt mài lắm phen.
Một số người tự cho mình quyền phán xét tăng sĩ. Họ nói thì họ chịu tội,
ai làm người nấy chịu. Vấn đề không phải người thế nào mà mình thế nào. Mình
hay quên vì trí nhớ vô thường. Tại sao Thầy hay nhắc mình đã tụng giới chưa, tụng
kinh, ngồi thiền, chánh niệm ăn cơm, gìn giữ thân tâm mình hay không vì mình
hay quên. Người ta nói kinh phải tụng, phải lặp đi lặp lại vì hay quên. Ngày
xưa Đức Phật chỉ dạy tu tâm dưỡng tính thôi, với chỉ việc này Đức Phật đã thuyết
nhiều bài kinh khác nhau để người nhớ nhưng tựu chung lại chỉ có tu tâm dưỡng
tính.
Ngày xưa có ông vua kia rất mộ đạo cho nên tựu các nhà sư lại để viết
hàng trăm bài kinh, rồi ông không có thì giờ đọc nên nói:
Quý vị trải qua 10 năm để viết
sách mà ta không có thì giờ đọc nên hãy tóm tắt lại thành 10 cuốn sách để ta đọc.
Các Thầy lại phải mất 10 năm tiếp để tóm tắt lại sách, sau khi hoàn
thành vua nói:
Ta rất muốn đọc nhưng công việc
triều chính nhiều quá, các vị hãy tóm tắt lại thành một cuốn thôi.
10 năm sau cuốn cuối hoàn thành, vua đã già yếu nằm bên giường bệnh, vua
nói:
Giờ ta không còn sức để đọc cuốn
này, giờ các vị hãy tóm tắt cho ta một câu thôi.
Các Thầy trả lời:
Kính bạch hoàng thượng, một câu
được tóm tắt từ hàng trăm cuốn sách xuống thành một cuốn sách, rồi từ cuốn này
tóm tắt thành một câu như sau…
Vị vua kêu các Thầy đọc lẹ lên vì vua sắp chết rồi. Vị Thầy đại diện liền
đọc:
Kính bạch hoàng thượng, câu tóm tắt
là Sinh Lão Bệnh Tử!
Đến giây phút cuối cùng mình đâu có thì giờ tu tập, hãy tu tập từ khi
còn trẻ và phải chăm chỉ thực tập. Chỉ vài câu kinh thôi mà có khi mình thực tập
cả đời vẫn chưa xong.
Nếu như con xúi kẻ bạo tàn. Một số trường hợp mình không làm nhưng lại xui người làm. Ví dụ cô con
dâu theo đạo Phật, một hôm mẹ chồng có khách tới chơi liền kêu cô đi bắt con gà
làm thịt đãi khách. Cô con dâu nói:
Mẹ làm giùm con, con theo Phật
giáo phải giữ giới, con không sát sinh.
Trong trường hợp này mình có nên giết con gà đó không? Để đãi khách mình
có nhiều phương pháp, có thể đi chợ mua thịt người ta làm sẵn. Còn việc mình phải
tự tay giết thịt chú gà tội nghiệp kia chắc chắn phải trả nghiệp nhưng nếu sám
hối và cầu siêu cho con gà và phát khởi tâm:
Con làm việc này là để tránh cho
mẹ của con phải chịu nghiệp sát sinh.
Như vậy, nghiệp của mình sẽ giảm đi. Có hai nghiệp ở đây, thiện và bất
thiện. Nghiệp bất thiện trong quá khứ cũng khiến mình bị đẩy vào hoàn cảnh giết
hại sinh mạng. Thiện là mình có tâm không để mẹ đi vào nghiệp bất thiện. Nói rộng
ra, các chiến sĩ đi ra chiến trận phát nguyện bảo vệ đất nước là họ đều mang
hai nghiệp tương tự như vậy. Nghiệp bất thiện là giết kẻ thù nên đa phần người
lính không siêu thoát, hầu hết là vong linh nên thỉnh thoảng các nhà sư làm
trai đàn chẩn tế để siêu cho họ. Nhưng nghiệp thiện của họ được hưởng trong đời
sống kế tiếp là sau khi trả hết nghiệp bất thiện thì sinh về cõi trời hay cõi
người và những cõi này là những nơi hòa bình thịnh vượng. Các chiến sĩ đã không tiếc cả thân mạng gìn
giữ hòa bình cho nhân dân xứ sở.
Nếu như con lòng vui làm ác. Thấy người làm ác mà vui lây
thì nghiệp tương đương như chính mình tự tay làm ác. Không có tài vật bố thí
cúng dường nhưng thấy người hàng xóm làm việc đó mà vui vẻ hoan hỷ, mừng cho
người đó biết làm phước thì bản thân có phước tương tự như người hàng xóm. Cũng
vậy, mình không làm ác nhưng thấy người làm ác rồi hùa theo cổ súy thì nghiệp y
chang họ. Lê Văn Luyện bị xử 18 năm tù nhưng đừng tùy hỷ việc này. Con xin rải tâm từ đến anh Lê Văn Luyện, cầu
nguyện anh có đủ thuận duyên với Phật pháp, biết sám hối tội lỗi và tu tập và cầu
cho gia đình bị sát hại được siêu thoát sinh về cõi trên, có đủ thuận duyên tu
tập.
Những người được xưng là thánh nhưng lại là sinh về cõi dưới là vì mắc
khẩu nghiệp. Họ được cho là đấu tranh bất bạo động và nhiều nhà chính trị noi
gương đấu tranh bất bạo động theo, không sử dụng vũ khí nhưng có sử dụng lời
nói và trong những lời nói ấy có ác ngữ,
chỉ trích, lên án và phê bình tức là có tâm sân và tham trong đó. Là người tu,
mình không đi biểu tình, mà nếu biểu tình thì hãy bất bạo động không đập phá,
không chửi bới, không mắng nhiếc… Hãy bất bạo động.
Có lỗi lầm thì phải sám hối vì bản thân còn là phàm phu chưa là thánh. Đừng
kiêu ngạo rằng từ hồi nào tới giờ mình đâu có phạm lỗi nào đâu. Đâu có chắc!
Mình còn mang thân người là biết ngay vẫn còn phạm giới, thân người chưa có giải
thoát, vẫn còn ngồi chình ình ở đây trong khi Phật đã dạy cho mình con đường giải
thoát cách đây hơn 2500 năm. Trong hơn hai nghìn năm đó mình đã làm gì và ở đâu
để bây giờ vẫn còn ngồi đây chưa giải thoát. Mình chưa giúp đất mẹ đỡ tốn cơm,
tốn gạo, tốn tài nguyên. Hãy thường xuyên thực tập sám hối.
Kiếp hiện tại miệt mài lắm phen
Vì tà kiến con đường đã quen.
Vì tà kiến con đường đã quen.
Tà kiến ngược lại với chánh kiến nghĩa là không tin vào Tam Bảo, vô ngã,
vô tướng, vô thường mà thay vào đó tin vào bái sám cúng tế, thờ thần lửa, thần
nước, không tin vào nhân quả nghiệp báo, không tin vào con đường bát chánh đạo.
Mình bị tâm lý đám đông kéo đi. Có trường hợp thực tập không đúng, thậm chí tin
rằng giờ tôi phạm tội sau đó sám hối thì hết tội. Niềm tin như vậy là cuồng tín
và dĩ nhiên rất tà kiến. Sám hối chỉ là sự kiện nghi thức nhắc mình biết đã từng
tạo tội và nhắc nhở mình từ rày về sau không vi phạm và phải thực tập để chuyển
hóa tội lỗi.
Phạm đoạn kiến tội tình sâu nặng. Đoạn kiến là tin vào kết thúc cuộc đời, cho rằng cuộc đời này là duy nhất,
chết là hết nên ra sức hưởng thụ, ra sức mắng chửi Tam Bảo, không tin nhân quả
nghiệp báo, không tin kiếp trước kiếp sau nên rất dễ phạm giới.
Phạm thường kiến tội cũng chất đầy. Đời sống này là vô thường mà cứ cho nó là muôn năm. Dính mắc vào thường
kiến nên khi vô thường tới mình khổ vô chừng. Yêu nhau rồi tưởng yêu mãi mãi về
sau, điều này đẹp nhưng chỉ có trong chuyện cổ tích. Đã gặp nhau thì phải tan,
đã có hạnh phúc thì phải có khổ đau. Đã yêu thì sẽ tới lúc không có yêu nữa. Biết
như vậy thì không có khổ gì hết.
Gặp nhau đây rồi chia tay
Hạnh phúc thôi giây phút này.
Hạnh phúc thôi giây phút này.
Lúc còn gặp nhau thì cứ hạnh phúc cứ vui đi, sống sấu sắc trong giây
phút đó để khi chia tay không có hờn giận buồn tủi trách móc là tại sao người
đó không thương mình nữa, tại sao lại bỏ mình đi, tại sao tình yêu lại vụt bay.
Tại vì vô thường thôi! Mà vô thường cũng không phải là chân lý bất di bất dịch,
vô thường là một ý niệm để đối trị những niềm tin vào thường. Ban đầu tu mình
nói rằng mọi thứ đều vô thường nhưng sau đó mình cũng không kẹt vào vô thường
luôn: à vô thường à. Vô thường cũng
chính là thường đấy thôi, tại vì cái gì cũng vô thường cho nên là thường, người
ta gọi là thường trong vô thường.
Tội con nhiều chồng chất xưa nay,
vì ngu dốt không hay không rõ. Sự ngu dốt ở đây là
vô minh, mình chồng chất tội lỗi mà không biết.
Con tối tăm khờ dại đã lâu, để
hoàn cảnh lôi kéo mịt mờ. Mình thường bị cảnh lôi đi nên
sư Chánh Định dạy là đừng nhìn vào người làm cho mình phiền não mà hãy nhìn vào
cái tâm phiền não của mình. Không phải là cô kia hay anh kia làm mình phiền não
mà do mình thấy ai cũng làm cho mình như vậy. Bởi vậy mới nói tâm an cảnh sẽ
an, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Vấn đề là mình phải quay về thủ hộ tâm
ý, nếu không kẹt vào cảnh thì tâm đâu phiền não, nếu tâm lâm vào tình trạng phiền
não thì thêm vào đó chút bao dung, chút vị tha, chút chấp nhận, chút không phân
biệt thì có sầu vì cảnh đó nữa hay không? Gọi điện cho cô đó mà người ta không
trả lời thì mình gọi điện cho Thầy, Thầy lúc nào cũng sẵn sàng bắt máy lên nghe
tại vì mình không có gọi cho Thầy thôi.
Thầy của mình và các bạn đồng tu cùng thực tập sống sâu sắc trong hiện tại
cho nên không có đợi ngày mai, thương là thương liền. Vì thực tập không phân biệt
nên thương luôn, thương mãi chứ không phải hôm nay thương nhưng mai hết thương,
thương đồng đều hết không phân biệt. Nói là vậy nhưngThầy vẫn còn những phân biệt
như phân biệt là ai mà lo tu thì thương nhiều hơn. Thêm một tâm nữa là, mình có
rất nhiều học trò mà học trò nào lo tu thì khoái chí, còn học trò nào tối ngày
rủ đi xem phim, đi nhậu thì sao thấy chán mấy người học trò đó quá.
Lại có học trò nhắn tin cho biết con mới kí được hợp đồng, mua được ngôi
nhà đồ sộ ở Phú Mỹ Hưng và có sân thượng đẹp lắm, con cho Thầy ngồi thiền trên
đó … Mấy điều đó không làm cho mình no được. Khi nghe học trò nói có an lạc
trong thực tập, chuyển hóa được những đau khổ thì giống như mình không chỉ uống
một giọt cam lồ mà là cả một thùng nước cam lồ.
Con tối tăm đã lâu khờ dại
Để hoàn cảnh lôi kéo mịt mờ
Tội con nặng lớn lao không siết
Từ kiếp xưa cho đến kiếp này
Con xin nguyện sám hối từ đây
Cầu Tam Bảo đức dầy độ cho
Con tội xưa dù nhỏ hay to
Con nguyện bỏ không cho sai phạm.
Để hoàn cảnh lôi kéo mịt mờ
Tội con nặng lớn lao không siết
Từ kiếp xưa cho đến kiếp này
Con xin nguyện sám hối từ đây
Cầu Tam Bảo đức dầy độ cho
Con tội xưa dù nhỏ hay to
Con nguyện bỏ không cho sai phạm.
Mục đích tối thượng của sám hối là nhận ra cho được từ kiếp xưa cho đến
nay con tội nhỏ to biết bao nhiêu và con nguyện bỏ không cho sai phạm, chấm dứt
tạo nhân. Sám hối bằng việc chấm dứt tạo nhân.
Tâm con lành dốc chí dồi trau
Quy y Phật quay về đường chánh
Quy y pháp vượt thoát cơn mê
Quy y Tăng thảnh thơi mọi bề
Mọi việc đời con xin dứt bỏ
Quy y Phật quay về đường chánh
Quy y pháp vượt thoát cơn mê
Quy y Tăng thảnh thơi mọi bề
Mọi việc đời con xin dứt bỏ
Tại sao Thầy lại nhắc mình phải thường xuyên tụng bài Nương Tựa Tam Bảo:
Đệ tử nương tựa Phật, bâc tỉnh thức vẹn toàn, bậc bi trí giác ngộ.
Đệ tử nương tựa Pháp, con đường của chính đạo, vượt thoát mọi tử sinh
Đệ tử nương tựa Tăng, phước điền luôn rộng lớn, chánh niệm tâm bồ đề…
Đệ tử nương tựa Pháp, con đường của chính đạo, vượt thoát mọi tử sinh
Đệ tử nương tựa Tăng, phước điền luôn rộng lớn, chánh niệm tâm bồ đề…
Tụng bài này hoài vì biết bao kiếp mình quên, không quy y Tam Bảo nên
làm như vậy để việc quay về nương tựa, lời nhắc nhở ăn sâu vào tiềm thức. Kiếp
này chưa có giải thoát thì ở những kiếp sau nhờ những phước thực tập ở kiếp này
tạo thuận duyên tiếp tục biểu hiện để mình tu tập nữa.
Mọi việc đời con xin dứt bỏ. Những chuyện đời lăng nhăng bên ngoài để cho đời lo đi, mình lo tu
thôi. Thảnh thơi đi giữa dòng đời, đi giữa dòng đời nhưng mà không nhuốm bụi đời,
nếu như có nhuốm thì mình về tắm. Thầy có mua xà bông Life Buoy tắm, nhưng tắm
cái thân đâu bằng tắm cái tâm cho nên cái tâm lúc nào cũng phải tắm. Tội của
mình nhiều quá đâu có xà bông nào có thể tắm sạch. Chỉ có cách thực tập giới, định,
tuệ, hay niệm, định, tuệ mới có thể giúp cho mình tắm tâm. Thường xuyên lau
chùi tâm, một ngày sáu thời như tiền bối vậy.
Mọi danh lợi buộc ràng không ham.
Có ca sĩ xin giải nghệ những sau đó đi hát lại vì
nhớ khán giả quá. Giờ mình quyết chí từ nay thôi không nghĩ tới luyến ái, nhưng
khi nghe tiếng, nhìn hình mà tâm bấn loạn thì chưa có vững. Lấy thứ mình sợ nhất
ra làm đề mục quán chiếu. Mình sợ thứ gì nhất? Ai sợ ma lấy ma ra quán. Ai sợ sắc,
ái dục lấy nó ra quán chiếu. Phiền não tức bồ đề, trong cái khó nhất mà mình tu
được thì mới giỏi. Tu đâu cho bằng tu
nhà, thờ cha kính mẹ mới là đi tu. Mình cho rằng ba mẹ làm khó dễ mình thì
hãy ngồi ngay chính giữa cha mẹ mà tu. Vô chùa ai cũng tu, môi trường rất thuận
lợi mà đôi khi có một số chùa giờ cũng là cái chợ rồi. Cho nên hãy xây cho mình
ngôi chùa ở nhà, xây thất trong phòng của mình.
Bước chân đưa con về cõi Tịnh Độ, mỗi bước chân nở hoa sen. Mình đang hướng
tới sự tự lực, nếu như mình nhờ đức Phật A Di Đà tiếp dẫn thì hơi làm biếng,
mình có khả năng tự tiếp dẫn vì mình có Phật tính, có tự tính A Di Đà.
Tịnh độ là lòng trong sạch
Di Đà là tính sáng soi
Tâm này là tâm thanh tịnh
Cực lạc bây giờ ở đây.
Di Đà là tính sáng soi
Tâm này là tâm thanh tịnh
Cực lạc bây giờ ở đây.
Cực lạc có mặt ở đây, lòng lặng
tâm an đều biết, tỉnh thức tha thiết tìm về. Tâm này là tâm Phật, tâm Phật
chính là tâm này. Hoa sen nở tự vườn tâm. Ai cũng xô tới
Phật A Di Đà nhờ tiếp dẫn, tại sao mình bắt đức Phật A Di Đà làm nhiều chuyện
quá vậy, không cho Đức Phật nghỉ ngơi. Mình phải giúp đỡ người để đức Phật có
thì giờ hơn bằng cách tự thực tập để tự tiếp dẫn mình, nhờ đó Đức Di Đà có thì
giờ dành cho chúng sinh khác, đó là cách báo hiếu cho đức Di Đà. Khi mình niệm
A Di Đà Tứ Cứu Kệ là mình niệm mười phương chư Phật mà bất kì Phật nào cũng có
công năng tiếp dẫn và A Di Đà là tự tính của mình.
Là người tu con nguyện giữ hạnh. Có mười hạnh lành mà mình hãy giữ, thực chất mười hạnh này chính là 5 giới.
Thoát hồng trần độ lấy bản thân,
giúp quyến thuộc người người bớt khổ. Muốn độ người khác
trước hết phải độ mình, nếu chưa tự độ thì chưa độ tha được. Muốn độ người khác
thì phải lo tu, tu giải thoát thì hãy đi độ người khác. Mình không nói gì hết,
chỉ khi người nào đó tới ngỏ ý tìm hiểu phương pháp thực tập và chịu thực tập với
mình thì lúc đó mình mới nên hướng dẫn thực tập. Hãy im lặng khi cần thiết. Giờ
người ta chấp vào pháp môn, chấp vào tướng, chấp vào chùa … nhiều lắm, không hỏi
mà mình tự diễn thuyết sẽ có người phỉ báng, mình tu tập thì không sợ bị tội
nhưng người mang tội phỉ báng thì tội nghiệp cho họ lắm.
Trong gia đình cũng vậy, đủ thuận duyên thì chia sẻ cho ba cho mẹ nếu ba
mẹ chịu lắng nghe. Thực tập phải có hạnh phúc, nếu thực tập mà khổ đau thì có
ai dám tới với mình đâu. Muốn rải tâm từ thì mình phải có tâm từ, nếu không có
thì sao mình rải. Khi rải thì phải rải đồng đều cho tất cả chúng sinh. Bên Nam
tông sau khi thuyết pháp xong hay đọc câu: Nguyện
đem công đức này hồi hướng tới các chúng sinh đồng đều nhau cả thảy. Mình
cũng rải tâm từ nhưng chỉ rải cho đối tượng nào đó, không rải đồng đều tới hết
chúng sinh. Rải tâm từ trước hết nên rải cho mình trước, sau đó tới những người
thương xung quanh, tới những người mình chưa thương được, rồi tới những người
mình bực quá, thực tập cho tới khi thương được họ luôn. Có người không thích nước
Trung Quốc, họ thù Trung Quốc dữ lắm vì 1100 năm đô hộ (tôi thêm 100 năm nữa),
họ nên thực tập rải tâm từ cho nước Trung Quốc để thương được nước Trung Quốc
luôn.
Cũng từ đây con xin hồi hướng
Các chúng sinh ba giới bốn loài
Trong mười phương tổ tiên quyến thuộc
Tất cả đều thọ hưởng lãnh chung
Thoát nạn tai hết vòng tôi lỗi.
Các chúng sinh ba giới bốn loài
Trong mười phương tổ tiên quyến thuộc
Tất cả đều thọ hưởng lãnh chung
Thoát nạn tai hết vòng tôi lỗi.
Đây cũng là một cách hồi hướng, rải tâm từ. Khi thực tập sám hối là mình
có phước, rải phước đi là có công đức. Rải tới chúng sinh các cõi, tất cả các
chúng sinh đều hưởng cả, hưởng thêm sự bình an. Vị Bồ Tát luôn mong cho mọi
chúng sinh bình an, đó mới là chánh tư duy, còn mình mong người thân mình bình
an, còn kẻ thù bất an là tà tư duy.
Rải tâm từ phải rải đi trong không gian thênh thang, đừng để tâm bị chặn
lại bởi điều gì. Rải sức khỏe, năng lượng bình an, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, rải
chánh niệm, năng lượng giải thoát … rất là hay. Hay trước nhất là với mình,
mình thấy hỷ lạc tràn ngập trong tâm và khi có hỷ lạc mình lại rải tiếp. Có
bài:
Xin rải tâm từ đến người, nguyện cho người có nhiều yêu thương.
Xin rải tâm bi đến người, nguyện cho người không còn đau khổ
Xin rải tâm hỷ đến người, nguyện cho người hạnh phúc mãi mãi
Xin rải tâm xả đến người, nguyện cho người luôn tĩnh lặng bình an.
Xin rải tâm bi đến người, nguyện cho người không còn đau khổ
Xin rải tâm hỷ đến người, nguyện cho người hạnh phúc mãi mãi
Xin rải tâm xả đến người, nguyện cho người luôn tĩnh lặng bình an.
Nếu người đang yêu thương, nguyện yêu thương được dài lâu
Nếu người đang đau khổ, nguyện đau khổ tan nát như vi trần
Nếu người đang hạnh phúc, nguyện cho hạnh phúc thật chánh chân
Nếu người đang tĩnh lặng, nguyện tĩnh lặng trên bến bờ giải thoát.
Nếu người đang đau khổ, nguyện đau khổ tan nát như vi trần
Nếu người đang hạnh phúc, nguyện cho hạnh phúc thật chánh chân
Nếu người đang tĩnh lặng, nguyện tĩnh lặng trên bến bờ giải thoát.
Tĩnh lặng trên bến bờ giải thoát, đừng tĩnh lặng nơi luyến ái. Có người
nói ở bên em anh cảm thấy bình yên, nhưng đâu biết đó là nguyên một cục oan
trái. Vài năm sau không thấy yêu thương yên bình nữa, chỉ thấy trách nhiệm với
nghĩa vụ thôi, lo lắng không biết người ta còn yêu mình không, chung thủy với
mình không, con cái không biết lớn lên có hiếu thảo không? … Mình hạnh phúc với
cái lo như vậy mà không biết đó là khổ. Xem chương trình ca nhạc “Thay Lời Muốn
Nói” trong đó đầy tình cảm luyến ái nhưng nhiều người vẫn đón chờ xem và thỏa
mãn trong những tình cảm như vậy. Người tìm tình cảm thế gian, thỏa mãn sự cô
đơn, người làm phim, làm thơ, viết truyện để thỏa mãn thú cô đơn.
Anh thay đổi hay em thay đổi
Trong dòng đời tấp nập ngược xuôi
Trong phút chốc bỗng tìm thấy nụ cười
Trên đôi tay một tình thương tươi mới
Trong dòng đời tấp nập ngược xuôi
Trong phút chốc bỗng tìm thấy nụ cười
Trên đôi tay một tình thương tươi mới
Trên đôi tay một tình thương tươi mới tức là có em bé, có đứa con đầu
lòng.
Ta cho rằng tình yêu đẹp biết bao
Ta kiếm tìm trong muôn ngàn sóng gió
Thân tâm này cứ rày đây mai đó
Trong khốn khó ta cứ mãi nợ nhau.
Ta kiếm tìm trong muôn ngàn sóng gió
Thân tâm này cứ rày đây mai đó
Trong khốn khó ta cứ mãi nợ nhau.
Thân tâm này cứ rày đây mai đó không có nghĩa là mình đi chỗ này chỗ kia,
mình có thể ngồi một chỗ nhưng tâm nhảy chỗ này chỗ kia, lo lắng ghê gớm. Nếu
nghe chương trình tư vấn của bà Lê Thị Mai trên đài phát thanh Bình Dương sẽ thấy
người ta khổ về tình cảm gia đình kinh khủng, cho nên mình hãy hồi hướng cho những
khổ đau để đừng có khổ đau nữa. Khổ là sẽ đau, không đánh mà đau, đau ở trong
lòng. Mình phải chịu cái khổ đó thôi, không ai chịu giùm cho được. Ví dụ anh A
đó khổ, Thầy thấy tội nghiệp anh quá muốn anh đưa cái khổ đó thầy đau giùm cho,
nhưng anh không đưa cái khổ đó được. Cái khổ ai người ấy chịu, cho nên để không
phải chịu cái đau của cái khổ thì phải tìm ra cái nguyên nhân của nó và khi
mình biết nguyên nhân đó rồi thì đừng tạo ra nhân như vậy nữa.
Có những cái khổ làm cho thêm chồng chất. Đức Phật kể câu chuyện có người
bị tên bắn trúng rất đau, sau đó lại bị một mũi tên thứ hai bắn vào đúng vết
thương nữa thì đau đớn liền tăng lên, rồi mũi tên thứ ba tiếp theo bắn tới lại
cắm tiếp vào thì cơn đau tăng lên gấp nhiều lần. Khổ đau có thể nhỏ xíu thôi
nhưng mình chế mắm chế muối vô làm đau thêm, mình vẽ bằng những cái tưởng làm
cho khổ đau lớn hơn. Mình tự làm mình khổ chứ không ai làm mình khổ. Ví dụ nếu
người nào đó nói xấu mình, mình cho rằng người đó nói xấu mình thì tự nhiên
mình khổ, còn mình cho rằng người đó hát cải lương thì sẽ khác. Khổ đau hay hạnh
phúc là do cách nhìn nhận vấn đề. Xin cho những khổ đau tan nát như vi trần.
Thoát nạn tai hết vòng tội lỗi. Có nghĩa là mình giúp người sám hối, sám hối cho mình rồi còn sám hối
cho ba giới bốn loài và cầu nguyện cho tất cả quý vị thoát nạn tai hết vòng tội
lỗi.
Nguyện tăng chúng đạt thành thánh quả
Nguyện Phật Pháp thịnh hành thế gian.
Nguyện Phật Pháp thịnh hành thế gian.
Mình chia sẻ phước sám hối tới Tam Bảo để Tam Bảo tiếp tục duy trì trên
thế gian. Ngồi nói rằng thời này là thời mạt pháp mà không nghĩ mình là một
trong những nguyên nhân làm mạt pháp tăng dần lên. Nếu lo tu thì mạt pháp đâu
có, không lo tu thì mạt pháp biểu hiện, biểu hiện ngay chính trong mình, mạt Phật,
mạt Pháp, mạt Tăng. Mình có ba tự tính Phật Pháp Tăng, muốn cho Phật tính, Pháp
Tính, Tăng tính thịnh lên thì phải lo tu nếu không tu thì làm cho Tam Bảo mạt.
Cho nên đừng đổ thừa tăng thân này, pháp môn này, pháp môn kia mà phải xem lại
bản thân có tiếp tay cho việc Tam Bảo mạt không. Để cho Tam Bảo hưng thịnh thì
phải lo tu, mà tu không phải là viết bài cho giỏi, làm thơ thật hay, không phải
đi thiền thật đẹp, ngồi thiền thật lâu, tụng kinh rất vi diệu… tất cả chỉ là
phương tiện, vấn đề là phẩm chất tu học.
Mình có niệm giới đầy đủ và có giữ giới trọn vẹn hay không? Tập thiền
phát triển định có trọn vẹn hay không? Tuệ giác có phát triển trọn vẹn không?
Thực sự có an lạc hạnh phúc trong giây phút hiện tại hay không? Khi làm được
như vậy thì mình thực sự biết cúng dường chư Phật. Phật dạy:
Không phải quý vị mang hoa Mạn Sà
La, Mạn Thù La, Sa La rải xuống là cúng dường cho ta. Này Thầy A Lan Đa nếu như
các vị có niệm, định, tuệ, tri kiến và tri kiến giải thoát thì quý vị đang cúng
dường cho Như Lai và không có vật phẩm nào cúng dường cao quý hơn. Nếu quý vị
mang vật phẩm có giới, có định, có tuệ tới cúng dường thì đó là cúng dường cao
thượng nhất.
Cúng dường cả một địa cầu, trái đất, cung điện, một cái chùa, một cái thất,
một cái xe… không phải là cúng dường cao thượng. Tu là đang hoằng pháp, tu là
cúng dường cao thượng. Mình hãy đem tâm tu mà cúng dường chư Phật. Muốn trả hiếu
cho Thầy không phải là giặt giũ, nấu cơm, quét nhà, lau dọn hay chở Thầy đi… những
việc đó là phần rất nhỏ, điều chính là đem tâm tu trả hiếu, đem giới định tuệ để
trả hiếu. Chừng nào có tâm trong sáng thì mình là đệ tử có hiếu, đứa con có hiếu
của gia đình vì đã chuyển hóa được bao nhiêu khổ đau của Thầy, của ba mẹ, của
ông bà, của tổ tiên trong mình. Không lo tu gì hết thì Thầy có nói mỏi cả miệng
cũng không để làm gì, mình lo những chuyện ngoài đời, bàn chuyện danh lợi, yêu
đương ngang trái, hơn thua, phiền não, dấn thân vào những vùng nguy hiểm, rồi
thất niệm thì tội nghiệp Thầy. Vì thế mà phải thực tập. Hãy lười biếng trong việc
hưởng thụ và hãy siêng năng trong việc thực tập. Không có con đường nào đẹp bằng
con đường tu cả. Con đường tình yêu nam nữ sẽ dẫn tới khổ đau, tình yêu càng đậm
sâu thì khổ đau cũng đậm sâu y chang như vậy.
Một điều nữa, mình đi tu mình không cần làm Đại Đức, Hòa Thượng, Thượng
Tọa mà thứ mình cần là an lạc, thảnh thơi, trong sáng, dễ thương, niệm, định,
tuệ. Khi ai nhắc tới mình người ta thấy dễ chịu là mình tu đúng còn nếu họ nhắc
tới mình mà nổi sân lên thì mình phải xem lại.
Cuối cùng, hãy chấm dứt việc phán xét tăng chúng, pháp môn, tôn giáo. Điều
gì phù hợp với sự thực tập đem lại an lành hạnh phúc hiện tại thì thực tập, còn
tùy theo căn cơ của mỗi người. Tu cần có sự cố gắng, không tu sơ sơ, không tu
cho có.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét