Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thức ăn của các pháp



THỨC ĂN CỦA CÁC PHÁP

1. Bốn hạng người có khả năng thành tựu con đường

Hạng hiểu được tức khắc, người đã gặp một vị Phật và có đủ khả năng thành tựu đạo và quả sau khi nghe ngài giảng một thời pháp ngắn gọn.

Hạng chúng sinh không đủ khả năng thành tựu đạo quả sau khi nghe một thời pháp ngắn do đức Phật giảng, nhưng có đủ khả năng chứng ngộ đạo quả khi thời pháp ngắn kia được giảng rộng thêm

Hạng chúng sanh không thể chứng đắc đạo quả khi được nghe một thời Pháp ngắn do đức Phật giảng hoặc khi nghe thời Pháp ấy được giảng rộng thêm nhưng cần phải học hỏi, thận trọng ghi chép, và nghiền ngẫm suy tư về những lời dạy được trình bày rồi đem ra tu tập thực hành nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm, mới có thể thành tựu đạo quả.

Hạng tùy theo thời gian tu tập cần thiết để có thể chứng đắc đạo quả, và hơn nữa, tùy thuộc số lượng ba-la-mật, và số ô nhiễm mà mỗi người đã tích trữ trong luồng nghiệp. Những hạng này cần một thời gian bảy ngày hoặc cần đến ba mươi hoặc sáu mươi năm chí công tu tập thực hành.

2. Ba loại bệnh nhân
Một loại bệnh nhân chắc chắn sẽ được lành bệnh đúng lúc, dầu không uống thuốc hay được chữa trị.

Một bệnh nhân chắc chắn sẽ không được phục hồi và sẽ chết vì chứng bệnh, dầu chữa trị và uống thuốc cách nào.

Một bệnh nhân sẽ được phục hồi nếu thuốc men thích nghi, được chữa trị đầy đủ và đúng mức, nhưng sẽ không được phục hồi và sẽ chết nếu không dùng đúng thuốc và chữa trị thích nghi.

3. 15 hạnh bố thí
Giới
Thu thúc sáu căn
Ẩm thực độ lượng
Tỉnh thức
Bảy đặc tính của người tốt và có đức hạnh: đức tin, niệm, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ hậu quả của tội lỗi, học nhiều hiểu rộng, tinh tấn, trí tuệ
Tứ thiền, bốn tầng thiền sắc giới

4. Bảy giai đoạn thanh tịnh
Giới tịnh
Tâm tịnh
Kiến tịnh
Đoạn nghi tịnh
Đạo phi đạo tri kiến tịnh
Đạo tri kiến tịnh
Tri kiến tịnh

5. 37 phẩm trợ đạo gồm 7 nhóm
TỨ NIỆM XỨ

4
1. Niệm thân
2. Niệm thọ
3. Niệm tâm
4. Niệm pháp
TỨ CHÁNH CẦN

4
1. Tinh tấn lánh xa ác pháp đã phát sanh
2. Tinh tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh
3. Tinh tấn phát triển thiện pháp chưa sanh
4. Tinh tấn tăng trưởng thiện pháp đã sanh
TỨ THẦN TÚC

4
1. Dục như ý túc
2. Tấn như ý túc
3. Tư duy như ý túc
4. Trạch quán như ý túc
NGŨ CĂN

5
1. Tín căn
2. Tấn căn
3. Niệm căn
4. Ðịnh căn
5. Tuệ căn
NGŨ LỰC

5
1. Tín lực
2. Tấn lực
3. Niệm lực
4. Ðịnh lực
5. Tuệ lực
THẤT GIÁC CHI

7
1. Niệm giác chi
2. Trạch pháp giác chi
3. Tinh tấn giác chi
4. Phỉ giác chi
5. Khinh an giác chi
6. Ðịnh giác chi
7. Xả giác chi
BÁT CHÁNH ĐẠO

8
1. Chánh kiến
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định

6. Tứ niệm xứ:
Thân quán niệm xứ, vắn tắt gọi Niệm thân, là sự chú niệm kiên cố áp đặt vào những hiện tượng của thân, như hơi-thở-vào và hơi-thở-ra.

Thọ quán niệm xứ, vắn tắt gọi Niệm thọ, là sự chú niệm kiên cố áp đặt vào những cảm thọ.

Tâm quán niệm xứ, vắn tắt gọi Niệm tâm, là sự chú niệm kiên cố áp đặt vào những tư tưởng hay những tiến trình tâm, như ý nghĩ liên hợp hoặc không liên hợp với khát vọng.

Pháp quán niệm xứ, vắn tắt gọi Niệm pháp, là sự chú niệm kiên cố áp đặt vào những hiện tượng như những chướng ngại tinh thần (pháp triền cái)…

7. Tứ chánh cần
Tinh tấn chế phục hoặc loại trừ những hành động bất thiện đã khởi sanh, hoặc đang trên đà phát sanh;

Tinh tấn xa lánh (chẳng những trong kiếp sống hiện tiền mà luôn cả trong những kiếp về sau), ngăn ngừa những hành động bất thiện chưa phát sanh, không để cho nó khởi sanh;

Tinh tấn làm phát sanh những hành động thiện chưa khởi sanh;

Tinh tấn tăng trưởng và duy trì bền lâu những hành động thiện đã khởi sanh hoặc trên đà phát sanh.

Những hành động bất thiện đã phát sanh là những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Các nghiệp này bao gồm những hành động bất thiện có tác ý, bằng thân, khẩu, ý, mà mình đã làm trong chuỗi dài vô tận những chu kỳ thế gian và trong những kiếp sống quá khứ.

Những nghiệp bất thiện chưa phát sanh là những  nghiệp bất thiện, trong tương lai. Trong kiếp sống nầy, bắt đầu từ khoảnh khắc kế tiếp trong đời sống hiện tại, tất cả những nghiệp bất thiện mới của ta mỗi khi phát sanh, bất luận lúc nào trong kiếp hiện tiền và trong chuỗi dài những kiếp sau đó, chưa phát sanh. 

Công trình dập tắt nghiệp bất thiện của những hành động đã và chưa phát sanh là loạị trừ Thân kiến bên trong chính mình, không có gì khác.

8. Tứ như ý túc
Dục như ý túc có nghĩa (nhiệt tâm), nóng lòng mong muốn được có, hết lòng muốn thành đạt, muốn tiến đến, muốn hoàn tất viên mãn, muốn thành tựu. ý muốn ở đây là cực kỳ mong muốn, ý muốn ở mức cao độ. Không có bất luận chi, bên trong hay bên ngoài cá nhân ta có thể cản ngăn lòng ham muốn ấy. Ðây là loại ham muốn đưa đến ý nghĩ, "Nếu không thành đạt điều nầy trong kiếp sống hiện tại ắt ta không thể an tâm. Thà chết còn hơn sống mà không làm được như ý nguyện."

Tấn như ý túc, là chánh cần. Người có đức hạnh chuyên cần như vậy tự thấm nhuần ý nghĩ rằng mục tiêu có thể thành tựu nếu mình tận lực cố gắng. Người ấy không rủn chí dầu có ai bảo rằng mình sẽ trải qua trăm ngàn khó khăn khổ nhọc. Ngưòi ấy không sờn lòng dầu thật sự gặp những hoàn cảnh cực kỳ gian lao kham khổ. Người ấy không thối chí dầu nghe nói rằng mình phải gia công tinh tấn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Người ấy không nản lòng dầu thật sự gia công tinh tấn chuyên cần suốt thời gian lâu dài như thế ấy.

Tâm như ý túc, có nghĩa bám chặt vào những thành công, khi gặp Giáo Huấn và nghe Giáo Pháp. Ðây là sự bám níu cực kỳ nhiệt thành và dõng mãnh.

Trạch quán như ý túc có nghĩa: sáng suốt hiểu biết rõ ràng, nhận chân tầm quan trọng của những khổ đau trong cảnh địa ngục, và những hoàn cảnh bất hạnh triền miên trải dài theo vòng quanh những kiếp sinh tồn của vòng luân hồi. Ðó là sự hiểu biết có thể nhận thấy lợi ích đặc thù của như ý túc. Ðó là sự hiểu biết có thể tiềm ẩn và sâu kín nằm trong những pháp khó hiểu, và trong bản chất của những pháp khó thấu ấy. Một người đã có nhiều hiểu biết như thế không còn tìm vui thích trong cuộc rượt bắt những lạc thú trần tục, ngoại trừ chạy theo những như ý túc. Người ấy chỉ mãn nguyện khi nắm vững những như ý túc, uyên thâm và sâu thẳm. Giáo Pháp càng thâm sâu, nguyện vọng thành đạt Giáo Pháp càng nhiệt thành và mạnh mẽ.

9. Ngũ căn
Tín căn bao gồm đức tin thông thường và đức tin được tu tập do pháp hành thiền
Tấn căn bao gồm tinh tấn thông thường và tinh tấn được trao dồi bằng pháp hành thiền, hoặc thân tinh tấn và tâm tinh tấn
Niệm căn là vững chắc thiết lập chú niệm vào thân, tức vào hơi-thở-ra và hơi-thở-vào và trau giồi pháp quán niệm, cho đến Chánh Niệm Siêu Thế, như là một chi của Ðạo siêu thế.
Ðịnh căn loại trừ tình trạng tâm phóng dật khi được áp đặt vào pháp Niệm Xứ, như đề mục Niệm Hơi Thở.
Tuệ căn loại trừ tình trạng tâm rối loạn và mơ hồ.

10. Ngũ lực
Bao gồm tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
Đối ngịch lại có tham ái, lười biếng, thất niệm, loạn động, si mê

11. Thất giác chi
Bao gồm niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, phỉ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.

12. Bát chánh đạo
Tuệ: chánh kiến, chánh tư duy
Giới: chánh ngữ, chánh nghiệp, cháng mạng
Định: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

(Hòa thượng Ledi Sayadaw, 37 phẩm trợ đạo, Phạm Kim Khánh dịch, Một toát yếu về những yếu tố cần thiết cho sự giác ngộ, xem ngày 5/10/2014, http://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét